Một số lưu ý cho gia chủ khi nâng nền nhà

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG & XỬ LÝ LÚN NGHIÊNG PHÍA NAM

Địa chỉ:  14/11/1 Nguyễn Ngọc Cung, Phường 16, quận 8, TP. HCM

Điện thoại:  0908 033 533 - Zalo: 0903 818 221

Email: letuanhai70@gmail.com - Website: thandenphianam.vn

Tin tức

Một số lưu ý cho gia chủ khi nâng nền nhà

Thế nào gọi là nâng nền nhà và nền nhà khi nào cần được nâng lên?

Nâng nền nhà được hiểu đơn giản là việc giúp cải thiện chiều cao của nền nhà. Quá trình này được thực hiện bằng cách cho đắp thêm cát hay vật liệu liên quan giúp ngôi nhà đang xuống cấp được cải thiện hơn về độ cao. Các trường hợp có thể nâng nền được kể đến như sau:

  • Sự thay đổi của một số công trình khiến nền nhà của gia đình bạn bị thấp hơn phần mặt đường. Nhà lúc nào cũng chịu sự tác động lớn từ yếu tố bên ngoài như mưa tràn gây ngập úng.
  • Quá trình thi công nhà ở không chắc chắn khiến căn hộ bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng, lý do này cũng có thể kể đến sự sai lệch trong quá trình tính toán và thiết kế kết cấu. Điều này gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của thành viên trong gia đình.
  • Thực hiện nâng nền nhà giúp hạn chế vấn đề ngập lụt đặc biệt là các ngôi nhà ở khu vực trũng hay khu vực gần biển. Ngôi nhà ở khu vực này thường xảy ra tình trạng nước dạt vào và nước lại cuốn theo một số rác vào nhà gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như sức khỏe của gia đình.
  • Bên cạnh đó, việc gia chủ thực hiện nâng nền trong nhà còn có ý nghĩa nhất định theo phong thủy, mang lại những điều tốt đẹp đến cho gia chủ.

Hướng dẫn gia chủ các quy trình thực hiện việc nâng nền.

Việc nâng nền cho ngôi nhà cũng có một quy trình cụ thể mà các gia chủ cần phải nắm khi muốn thực hiện. Theo đó, các quy trình thực hiện được chia sẻ như sau:

Khảo sát và tính toán kỹ chiều cao cần nâng của nền nhà cho phù hợp.

Việc đầu tiên cần thực hiện khi nâng nền nhà chính là đo đạc kích thước cũng như chiều cao của khu vực cần nâng. Chiều cao này có thể tính từ chiều cao của mặt đường hay từ nền nhà cũ đến chiều cao trần nhà.

Theo đó, độ cao đảm bảo cho việc nâng nền so với mặt đường phải nằm trong khoảng kích thước từ 10 đến 20 cm. Trong trường hợp bạn đo khoảng chiều cao này có kích thước nhỏ hơn 2m8 thì không cần thực hiện việc nâng nền, điều này thật sự không cần thiết vì nền nhà của bạn đã được đảm bảo.

Đối với kích thước từ nền đến trần nhà cũng phải thực hiện sao cho đảm bảo được sự cân đối nhất định. Đây được xem là một yếu tố quan trọng, có quyết định trực tiếp đến tính phong thủy khi thực hiện nâng nền nhà. Chính vì lý do đó, bạn phải tìm hiểu và tính toán thật chính xác để thực hiện tốt công trình xây dựng.

Trong trường hợp, căn hộ của bạn bị xuống cấp do quá trình thi công lúc trước không được chính xác hay do vấn đề nào đó thì việc nâng nền sẽ khó hơn. Với những trường hợp này, quá trình nâng lớp nền của nhà cần đòi hỏi khá cao về kinh nghiệm xây dựng cũng như có phương án móng kỹ càng và chặt chẽ.

Nếu trong trường hợp nền nhà của gia chủ bị sụt lún do được sử dụng trong thời gian dài thì cần quan tâm đến yếu tố chịu lực của ngôi nhà lên hàng đầu. Đây chính là yếu tố đảm bảo cho ngôi nhà được vững chắc và an toàn khi sử dụng.

Tiến hành xử lý nền khi bắt đầu thi công.

Việc xử lý ở đây chính là bạn phải phá vỡ đi các lớp nền, gạch cũ trước khi thực hiện quy trình nâng nền nhà mới. Bên cạnh đó, bạn cũng phải kiểm tra các bộ phận bên dưới có hư hỏng gì không, có cần thay thế không. Sau Khi phá vỡ đi các lớp nền cũ đó thì tiến hành làm phẳng bề mặt của nền.

Ở quy trình này, bên thi công cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hay vật liệu cho việc nâng nền. Để đảm bảo cho dự án được thực hiện hiệu quả, các chủ nhà cũng phải giám sát để đảm bảo chất lượng thi công cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tiến hàng xây dựng thi công việc nâng nền

Sau khi đã tìm hiểu xong 2 quy trình trên thì bước cuối cùng ở đây chính là tiến hành nâng nền. Theo đó, các bước được thực hiện trong việc nâng nền nhà thể hiện như sau:

  • Đơn vị gia công sẽ thay thế một số hệ thống hay thiết bị được kiểm tra phía dưới nền nhà trước đó nếu nó bị hư hỏng.
  • Đổ các vật liệu như cát, đá, xà bần vào nền nhà cho đến một độ cao nhất định theo yêu cầu của gia chủ
  • Tiếp theo, người thi công sẽ tưới nước lên nền nhà để tạo độ ẩm và thực hiện công việc đầm thật kỹ càng để đạt tiêu chuẩn chất lượng cho công trình.
  • Sau đó, người thi công sẽ cán một lớp bê tông để giúp nền có độ cứng hơn.
  • Tạo hướng để thoát nước theo độ dốc của lớp vữa với chiều dày khoảng 2cm.
  • Bước cuối cùng khi thực hiện việc nâng nền chính là lựa chọn mẫu gạch đẹp, phù hợp để lót nền, mang đến cho gia chủ một không gian mới mẻ.

Bài viết khác

Chi phí nâng nền nhà khi xây mới hết bao nhiêu?

Chi phí nâng nền nhà khi xây mới hết bao nhiêu?

Trong quá trình xây dựng nhà mới, nhiều chủ đầu tư có ý định nâng nền nhà để mặt tiền không thấp hơn so với đường lớn, hạn chế bụi bặm, ngập úng, phòng trường hợp mặt tiền nhà quá thấp nếu có sửa chữa, nâng cấp đường diễn ra. Việc nâng nền khi xây mới như là một kỹ thuật tối ưu giải quyết hoàn toàn những vấn đề mà chủ đầu tư gặp phải.
Làm thế nào để nâng nền nhà mà không cảm thấy nhà thấp đi?

Làm thế nào để nâng nền nhà mà không cảm thấy nhà thấp đi?

Hiện tượng ngôi nhà của bạn bị lún sụt thấp hơn mặt đường hoặc xuống cấp là một vấn đề đáng lo ngại. Một biện pháp nâng nền nhà có thể giải quyết được tất cả mọi hạn chế cũng như mang đến những ý nghĩa phong thủy và hơn hết, khi nâng nền nhà mà không nâng mái chắc chắn bạn sẽ thấy nhà thấp đi, Vậy làm thế nào để khắc phục việc nâng nền nhà mà khoogn cảm thấy nhà thấp đi?
Kinh nghiệm để đời khi cải tạo nền nhà sụt lún, thấp hơn mặt đường

Kinh nghiệm để đời khi cải tạo nền nhà sụt lún, thấp hơn mặt đường

Cải tạo nâng nền nhà là biện pháp kỹ thuật rất phổ biến trong sửa chữa nhà cũ. Việc cải này thường thực hiện bằng cách đắp thêm các vật liệu như cát, đá… để nâng chiều cao nền nhà khi nền bị xuống cấp hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Hướng dẫn cách nâng nền nhà đúng kĩ thuật, hiệu quả

Hướng dẫn cách nâng nền nhà đúng kĩ thuật, hiệu quả

Hiện tượng nền nhà thấp hơn mặt đường không phải là hiếm gặp. Dù xây dựng ban đầu cao hơn mặt đường 10-20cm nhưng nền nhà vẫn bị sụt lún sau thời gian dài.
Nhà biến thành hầm sau khi xây cầu, nâng đường

Nhà biến thành hầm sau khi xây cầu, nâng đường

19 hộ dân ở thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, như sống trong hầm khi nhà thấp hơn mặt đường 1-2,4 m, sau khi dự án nâng cấp kênh Linh Cảm hoàn thành.
Đối tác khách hàng

Hotline

Hotline

0908033533

0908 033 533