Làm thế nào để nâng nền nhà mà không cảm thấy nhà thấp đi?

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG & XỬ LÝ LÚN NGHIÊNG PHÍA NAM

Địa chỉ:  14/11/1 Nguyễn Ngọc Cung, Phường 16, quận 8, TP. HCM

Điện thoại:  0908 033 533 - Zalo: 0903 818 221

Email: letuanhai70@gmail.com - Website: thandenphianam.vn

Tin tức

Làm thế nào để nâng nền nhà mà không cảm thấy nhà thấp đi?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG NỀN NHÀ MÀ KHÔNG CẢM THẤY NHÀ THẤP ĐI?

Hiện tượng ngôi nhà của bạn bị lún sụt thấp hơn mặt đường hoặc xuống cấp là một vấn đề đáng lo ngại. Một biện pháp nâng nền nhà có thể giải quyết được tất cả mọi hạn chế cũng như mang đến những ý nghĩa phong thủy và hơn hết, khi nâng nền nhà mà không nâng mái chắc chắn bạn sẽ thấy nhà thấp đi, Vậy làm thế nào để khắc phục việc nâng nền nhà mà khoogn cảm thấy nhà thấp đi?

Cùng chúng tôi tìm hiểu giải pháp này nhé.

nâng nền nhà

Nâng nền nhà mà không cảm thấy nhà thấp đi

 

1Nâng nền nhà là gì? Khi nào thì cần nâng nền

Nâng nền nhà được biết đến như một giải pháp kỹ thuật mang đến chiều cao phù hợp cho nền nhà. Quá trình thực hiện bằng cách đắp thêm vào nền nhà cũ đang xuống cấp các loại vật liệu mới hoặc đáp ứng yêu cầu liên quan.

Biện pháp nâng nền là một trong những việc làm được nhiều gia đình sử dụng phổ biến trong các trường hợp khác nhau. Có thể kể đến như sau:

  • Nền nhà có sự thay đổi của công trình nên thấp hơn mặt đường có sẵn. Đây là vấn đề nghiêm trọng khiến ngôi nhà luôn phải chịu những ảnh hưởng của môi trường như nước mưa tràn, bụi bặm.
  • Thời gian sử dụng lâu nên nền nhà bị xuống cấp hoặc quá trình thi công không chắc chắn. Vấn đề sai lệch về kết cấu gây nên các hiện tượng sụt lún ảnh hưởng đến sự an toàn của các thành viên khi sinh sống tại đây. Đồng thời làm mất đi tính thẩm mỹ do hiện tượng nứt vỡ.
  • Nâng nền để hạn chế việc ngập lụt nhất là những khu vực gần sóng biển và khu vực trũng. Nền nhà khi được nâng lên sẽ tránh được nguồn nước dạt vào nhà. Đồng thời nước cuốn theo rác lại càng làm mất vệ sinh hơn rất nhiều.
  • Phong thủy khi nâng nền sao cho độ cao thông giữa nền và trần nhà đạt một con số mang ý nghĩa nhất định.
  • Nền nhà bị đọng nước cũng là thời điểm cần nâng cao nền nhà.

2Quy trình nâng nền nhà gia chủ nên biết

Khảo sát hiện trường nhà cần nâng nền

Đầu tiên bạn cần đo đạc chính xác và kiểm tra chiều cao tính từ mặt đường, nền nhà cũ đến trần nhà. Trong trường hợp nếu chiều cao hơn 3m thì bạn có thể nâng nền lớn hoặc cao hơn mặt đường.

Độ cao tính từ nền nhà so với mặt đường phải đáp ứng trong khoảng từ 10-20cm. Khi bạn đo chiều cao này có khoảng cách nhỏ hơn 2.8m thì không nên sử dụng biện pháp nâng nền.

Quy trình nâng nền nhà

hảo sát kiểm tra chiều cao tính từ mặt đường, nền nhà cũ đến trần nhà

Phần chiều cao từ nền đến trần nhà sẽ quyết định trực tiếp đến việc nâng nền như thế nào phù hợp. Đây là một yếu tố quyết định trực tiếp đến phong thủy khi nâng nền nhà của gia chủ. Chính vì vậy bạn nên khảo sát thực tế một cách kỹ lưỡng để xác định được nguyên nhân cũng như có chuẩn bị tốt nhất.

Trường hợp nhà bị xuống cấp do thi công thì quá trình nâng nền sẽ phức tạp hơn. Đòi hỏi các kinh nghiệm đầm nền và phương án móng chặt chẽ, kỹ lưỡng nhất. Trường hợp nền nhà bị sụt lún theo các nguyên nhân do thời gian cần xem xét lại khả năng chịu tải của ngôi nhà. Những vấn đề này đảm bảo sự an toàn và sự vững chắc của ngôi nhà trong tương lai.

Xử lý nền nhà trước khi tiến hành thi công

Trước khi tiến hành thi công nâng nền bạn cần làm vỡ phần gạch cũ để có thể kiểm tra đồng thời thay thế các bộ phận hư hỏng phía dưới. Sau khi đã thay thế kết cấu cũ cần dọn dẹp, làm bằng phẳng nền.

Xử lý nền nhà trước khi tiến hành thi công

Xử lý nền nhà trước khi tiến hành thi công

Chuẩn bị đầy đủ các loại vật liệu cũng như dụng cụ để thi công nâng nền. Việc làm này được thực hiện bởi đội thợ đã được thuê trước đó. Bạn cần phải giám sát, quản lý nghiêm ngặt để có được tiến độ thi công nhanh và hiệu quả nhất.

Tiến hành thi công nâng nền

Quá trình thi công nâng nền cần thực hiện các công việc và quy trình sau:

  • Thay thế các thiết bị, hệ thống đã bị hư hỏng bên dưới nền nhà.
  • Đổ cát, xà bần hoặc các vật liệu đến mức độ cao phù hợp.
  • Tưới nước nhằm mục đích tạo độ ẩm và đầm thật kỹ theo đúng tiêu chuẩn.
  • Cán bê tông để làm cứng nền.
  • Tạo độ dốc của lớp vữa có hướng thoát nước có chiều dày 2cm.
  • Lựa chọn gạch phù hợp để hoàn thiện nâng nền.

Bài viết khác

Kinh nghiệm để đời khi cải tạo nền nhà sụt lún, thấp hơn mặt đường

Kinh nghiệm để đời khi cải tạo nền nhà sụt lún, thấp hơn mặt đường

Cải tạo nâng nền nhà là biện pháp kỹ thuật rất phổ biến trong sửa chữa nhà cũ. Việc cải này thường thực hiện bằng cách đắp thêm các vật liệu như cát, đá… để nâng chiều cao nền nhà khi nền bị xuống cấp hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Hướng dẫn cách nâng nền nhà đúng kĩ thuật, hiệu quả

Hướng dẫn cách nâng nền nhà đúng kĩ thuật, hiệu quả

Hiện tượng nền nhà thấp hơn mặt đường không phải là hiếm gặp. Dù xây dựng ban đầu cao hơn mặt đường 10-20cm nhưng nền nhà vẫn bị sụt lún sau thời gian dài.
Nhà biến thành hầm sau khi xây cầu, nâng đường

Nhà biến thành hầm sau khi xây cầu, nâng đường

19 hộ dân ở thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, như sống trong hầm khi nhà thấp hơn mặt đường 1-2,4 m, sau khi dự án nâng cấp kênh Linh Cảm hoàn thành.
Đối tác khách hàng

Hotline

Hotline

0908033533

0908 033 533